Nghệ thuật làm chủ cảm xúc trong giao tiếp với đồng nghiệp
Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
Nghệ thuật giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Những người kiểm soát, làm chủ được cảm xúc và hành vi là người có tình cảm lành mạnh, cuộc sống luôn an vui. Họ có thể xử lý thấu đáo những vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống, xây dựng được các mối quan hệ thân tình bền vững, thuận lợi trong công việc và khi những điều xấu xảy ra, họ có thể nhanh chóng phục hồi trở lại và vượt qua. Để khắc phục các điểm yếu của mình trong kỹ năng giao tiếp, việc trước tiên là đánh giá khả năng hiện tại của bạn về việc “quản lý cảm xúc”, bạn hãy tự hỏi mình: – “Khi cảm thấy bị kích động, tôi có biết làm thế nào để nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, tự tin?”. Cụ thể như: – “Tôi có thể nhận biết sự tức giận của mình ngay lúc tôi đang tức giận?”. chia sẻ với bạn bí quyết làm chủ cảm xúc trong giao tiếp.
Đừng để cơn giận chi phối bạn
Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể làm chủ cảm xúc của mình đó là tình trạng “đổ thêm dầu vào lửa”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực. Và khi bạn nổi giận, bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối. Chính vì vậy, nghệ thuật giao tiếp tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ vội. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình… Tóm lại, bởi bạn rất coi trọng hình ảnh bản thân, hãy biết rằng người khác cũng vậy. Đừng bao giờ đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ ngoài.
Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!
Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn.
Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc… và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Bạn hãy nhớ rằng: “Đi một chặng đàng, học một sàng khôn”, hãy tăng cường tham gia vào hoạt động, giao tiếp để chúng ta có cơ hội học hỏi thực tế, có trải nghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm giải quyết các tình huống giao tiếp, ứng xử, để tự tin hơn trong giao tiếp.
Leave a Reply